Skip to content Skip to left sidebar Skip to footer

Hội nghị Tổng kết năm 2024, lập kế hoạch năm 2025 của dự án “Học tập và kỹ năng cho trẻ em, giai đoạn 2022-2026”

Thực hiện Quyết định số 1677/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Văn kiện dự án Học tập và kỹ năng cho trẻ em giai đoạn 2022 – 2026; Quyết định số 1461/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính năm 2024 các dự án Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban QLCDA) đã phối hợp với Chương trình Giáo dục UNICEF Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2024, lập kế hoạch năm 2025 của dự án “Học tập và kỹ năng cho trẻ em, giai đoạn 2022-2026” diễn ra 02 ngày 05-06/12/2024 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hội nghị có sự hiện diện của Bà Nguyễn Thị Kim Chi – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Tara O’Connell Trưởng Chương trình Giáo dục UNICEF Việt Nam; Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Quyền Giám đốc Ban QLCDA cùng các lãnh đạo Vụ/ Cục/ Viện/ các Trường sư phạm trực thuộc Bộ/ các Sở GDĐT: Lào Cai, Ninh Thuận, Kon Tum, Đồng Tháp, An Giang, TP. HCM cùng gần 80 các đại biểu là công chức, viên chức phụ trách trực tiếp triển khai thực hiện dự án.

Tại Hội nghị nhiều báo cáo kết quả hoạt động được các đại biểu trình bày, trao đổi thu nhận được nhiều kết quả. Qua đó, các đại biểu đã đánh giá mức độ quan tâm, thực hiện Dự án nhằm thúc đẩy nền giáo dục hòa nhập công bằng, dựa trên quyền con người, góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững hướng tới năm 2030 với mục đích “không có trẻ em nào bỏ lại phía sau”. Nhìn chung, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, dự án “Học tập và kỹ năng cho trẻ em, giai đoạn 2022-2026” đã đạt được các mục tiêu cụ thể và kết quả đề ra theo kế hoạch hợp tác giai đoạn 2022-2023 và 2024-2025. Trong đó, các đơn vị tham gia thực hiện dự án đã đảm bảo hoàn thành theo 04 mục tiêu, bao gồm: (1) Học tập và phát triển kỹ năng cho trẻ em; (2) Môi trường học tập thuận lợi và tôn trọng trẻ em; (3) Hệ thống giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em; (4)Thế giới xanh, sạch và an toàn cho trẻ em.

Hội nghị cũng là dịp để nâng cao năng lực, các hoạt động chuyên môn cho các cán bộ, công chức, viên chức trong công tác xây dựng, triển khai lập kế hoạch năm kế tiếp, đồng thời thông qua Hội nghị, các đại biểu cũng chia sẻ công tác lập kế hoạch triển khai chiến lược, quy hoạch, chính sách, hoạt động, tài liệu hướng dẫn có liên quan đến kỹ năng giáo dục cho trẻ em. Nhiều nội dung chia sẻ hữu ích được các đại biểu quan tâm, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, qua đó đưa ra các vướng mắc và những tồn tại, khó khăn, bất cập để từ đó Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNICEF kịp thời nhìn nhận và tháo gỡ.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Bà Nguyễn Thị Kim Chi – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Thứ trưởng cho biết, mục tiêu dự án góp phần tăng cường tiếp cận bình đẳng với môi trường học tập an toàn, tôn trọng và hòa nhập; phát triển kỹ năng số và kỹ năng chuyển đổi cũng như cơ hội học tập, sống trong môi trường xanh, sạch và an toàn cho trẻ em và trẻ vị thành niên, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương.

Bà Tara O’Connell – Trưởng Chương trình Giáo dục UNICEF Việt Nam – Bà Tara O’Connell phát biểu tại Hội nghị.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Quyền Giám đốc Ban QLCDA chia sẻ về những kết quả mong đợi đạt được của Dự án.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, dự án UNICEF đã đạt được các mục tiêu cụ thể và kết quả đề ra theo kế hoạch hợp tác giai đoạn 2022-2023 và 2024-2025.

Mục tiêu 1 có tổng số 42 hoạt động, trong đó 15 hoạt động được thực hiện bởi các đơn vị Vụ/cục, Viện KHGDVN, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường CĐSP Hà Nội và 27 hoạt động được thực hiện bởi 5 địa phương: Lào Cai, Kon Tum, Ninh Thuận, An Giang, Đồng Tháp. Trong đó, Viện KHGDVN đã đạt một số kết quả tiêu biểu như:

+ Xây dựng khung năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) và thử nghiệm cho học sinh phổ thông, tổ chức hội thảo góp ý, lấy ý kiến chuyên gia và tập huấn cho GV và lấy ý kiến học sinh về khung năng lực trí tuệ nhận tạo (AI) tại 02 địa phương Hà Nội và Kon Tum.

+ Tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và GV lớp 1, 2 của Điện Biên, Kon Tum về tài liệu hướng dẫn vận dụng phương pháp Giáo dục song ngữ trong dạy học môn Tiếng Việt, môn Toán, Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2.

Trong ảnh: Ông Nguyễn Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trình bày báo cáo kết quả hoạt động.

Các hoạt động đã góp phần tích hợp các kỹ năng sống xanh, kỹ năng tình cảm xã hội, kỹ năng chuyển đổi và năng lực số cho trẻ em và thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là thúc đẩy kỹ năng cho trẻ em gái vì tương lai của các em, phù hợp với hoạch định và chiến lược giáo dục của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong ảnh: Ông Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học chia sẻ báo cáo tại Hội nghị.

Mục tiêu 2 có tổng số 25 hoạt động, trong đó 21 hoạt động được thực hiện bởi các đơn vị Vụ/cục, Viện KHGDVN, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường CĐSP Hà Nội và 04 hoạt động được thực hiện bởi 5 địa phương: Lào Cai, Kon Tum, Ninh Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

Trong ảnh: Bà Trịnh Thị Sim – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương phát biểu tại Hội nghị. Các báo cáo được trình bày tại Hội nghị đã cho thấy kết quả hoàn thành của mục tiêu 2 đã góp phần hỗ trợ các phương pháp tiếp cận gia đình, trường học và cộng đồng để giải quyết vấn đề: bạo lực trên cơ sở giới liên quan đến học đường, bắt nạt, phân biệt đối xử, hình phạt thể chất và các hình thức bạo lực khác; giảm thiểu rủi ro sức khỏe tâm thần liên quan đến trường học và thúc đẩy sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý xã hội của trẻ em gái và trẻ em trai.

Đối với mục tiêu 3, các hoạt động đã góp phân nâng cao năng lực quốc gia và địa phương nhằm tăng cường chính sách, lập kế hoạch, giám sát và nguồn ngân sách cho các cơ hội học tập mang tính cải thiện quan hệ giới, đổi mới, công bằng, hòa nhập cho tất cả trẻ em. Đã hỗ trợ xây dựng cơ chế, chính sách phát triển GDMN hòa nhập mang tính cải tổ về giới, thúc đẩy học tập kỹ năng tình cảm xã hội, bao gồm việc xây dựng và triển khai chương trình GDMN quốc gia mới. Hỗ trợ triển khai giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Trong ảnh: Ông Trần Tuấn Khanh – Phó Giám đốc SởGDĐT tỉnh An Giang chia sẻ báo cáo tổng kết hoạt động năm 2024.

Các hoạt động đảm bảo hoàn thành theo Mục tiêu 4 đã góp phần thúc đẩy thói quen sống xanh, trường học thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng, triển khai các hoạt động liên quan đến giáo dục môi trường bền vững. Triển khai thử nghiệm và đánh giá hiệu quả các sáng kiến khai thác năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời áp mái, nước sạch, không khí sạch (chống ô nhiễm không khí), vệ sinh thông minh với các giải pháp bền vững trong trường học dựa trên các mối quan hệ hợp tác với khối tư nhân thực hiện hệ thống giáo dục thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Ông Trần Nam Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường trình bày báo cáo tại Hội nghị.

Nhiều tham luận, báo cáo được trình bày, trao đổi tại Hội nghị, các đại biểu đã đánh giá mức độ quan tâm, thực hiện Dự án nhằm thúc đẩy nền giáo dục hòa nhập công bằng, dựa trên quyền con người, góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững hướng tới năm 2030 với mục đích “không có trẻ em nào bỏ lại phía sau”.

Các đại biểu lắng nghe trình bày báo cáo của các đơn vị tại Hội nghị.

Với mục tiêu đánh giá những kết quả đạt được, các thuận lợi, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện Dự án. Hội nghị đã thu nhận được nhiều báo cáo chất lượng.

Các đại biểu phát biểu ý kiến tại Hội nghị.

Lần lượt các đại biểu có những ý kiến đóng góp, những bài học kinh nghiệm được trao đổi thảo luận sôi nổi tại Hội nghị.

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh hiện nay để triển khai tốt các hoạt động cũng là nội dung rất được nhiều đơn vị thực hiện dự án quan tâm. Ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin chia sẻ tại Hội nghị.

Nhiều nội dung được các đại biểu thảo luận sôi nổi, thẳng thắn chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đã được đại diện Ban QLCDA và UNICEF đưa ra những giải đáp hợp lý để tháo gỡ nút thắt. Trong ảnh: Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Quyền Giám đốc Ban QLCDA chia sẻ những giải pháp trong quá trình thực hiện dự án tại Hội nghị.

Đại diện phía UNICEF chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các hoạt động.

Hội nghị cũng là dịp để nâng cao năng lực, các hoạt động chuyên môn cho các cán bộ, công chức, viên chức trong công tác xây dựng, triển khai lập kế hoạch năm kế tiếp, đồng thời thông qua Hội nghị, các đại biểu cũng chia sẻ công tác lập kế hoạch triển khai chiến lược, quy hoạch, chính sách, hoạt động, tài liệu hướng dẫn có liên quan đến kỹ năng giáo dục cho trẻ em. Trong ảnh: Bà Hoàng Thị Thu Huyền – Kế toán trưởng Ban QLCDA hướng dẫn công tác lập kế hoạch năm 2025.

Để triển khai, lập kế hoạch năm 2025 cần có sự định hướng rõ ràng để từ đó tập trung triển khai dự án một cách hiệu quả. Trong ảnh: Bà Lê Anh Lan, chuyên gia giáo dục UNCIEF chia sẻ tại Hội nghị.

Hội nghị đã góp phần nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình thực hiện kế hoạch dự án trong giai đoạn tiếp theo.

Các đại biểu tập trung thảo luận, chia sẻ ý kiến đóng góp, từ đó những bài học kinh nghiệm rút ra để dự án được triển khai tốt hơn.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội nghị.